Mách mẹ cách cho trẻ ăn sữa chua tốt nhất

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Nhưng không phải ai cũng biết khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua và ăn bao nhiêu là đủ.

Nhiều dinh dưỡng, dễ hấp thu

Trong thành phần sữa chua, các chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.

Ảnh minh họa

Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ bát cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…

Cho trẻ dùng sữa chua khi nào?

Nên bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua khi bé được 6 tháng tuổi. Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ, Tùy theo độ tuổi mà lượng sữa chua cung cấp cho thể khác nhau:

- 6 - 10 tháng tuổi: 50g/ngày.

- 1 - 2 tuổi: 80g/ngày.

- Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ

Phân biệt rõ chủng loại: Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này chứa ít chất dinh dưỡng hơn, vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua.

Dùng sau bữa ăn: Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.

Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

Súc miệng ngay sau khi ăn: Do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn.

Không nên dùng nóng: Khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.

Không dùng chung với các loại thuốc: Các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

BS. Nguyễn Minh Ngọc

Nên ăn nhanh hay ăn chậm?

Nếu bạn có thói quen ăn nhanh, bạn cần biết thói quen này có thể gây ra những ảnh hưởng dưới đây:

nên ăn nhanh hay ăn chậm

Khó tiêu

Theo một nghiên cứu gần đây, ăn nhanh có thể gây trào ngược dạ dày thực quản, loại rối loạn tiêu hóa đặc biệt, gây ra đau rát trong ngực. Trong một số trường hợp, bệnh này có thể làm hẹp thực quản, có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nuốt. Một số rối loạn khác như đầy hơi và nấc có thể cũng xuất hiện vì trong khi nhai thức ăn, bạn có thể nuốt phải không khí.

Ăn quá nhiều

Khi bạn ăn nhanh, về cơ bản là bạn nhồi nhét thức ăn vào bụng. Dạ dày không có đủ thời gian để chuyển tín hiệu tới não là bạn đã ăn đủ và nên dừng lại. Theo đó, bạn có xu hướng ăn quá nhiều. Mặt khác, ăn chậm giúp bạn có thể thời gian cần để dạ dày gửi tín hiệu tới não thông báo thức ăn đã đủ. Vì vậy, bạn hấp thu ít calo hơn khi ăn chậm

Không kịp thưởng thức thực phẩm

Một bữa ăn vội vã có thể không mang đến cho bạn cảm giác được thưởng thức mùi vị, màu sắc của thực phẩm. Bạn có thể ăn nhanh vì thói quen, hoặc tại một số thời điểm thời gian hạn hẹp hoặc khi lái xe, bận việc…Dù là với lý do nào, bạn cũng nên giảm tốc độ và thưởng thức bữa ăn. Có một số lý do khiến bạn nên ăn chậm:

Giảm căng thẳng

Khi bạn đang ăn, chỉ cần tập trung vào việc đó. Tập trung vào thực phẩm bạn ăn thay vì nghĩ đến những chuyện khác. Bằng cách nhai chậm, bạn sẽ chú ý tới thực phẩm hơn và thưởng thức chúng, kết quả là sẽ cảm thấy hạnh phúc và giảm căng thẳng.

Cải thiện tiêu hóa

Ăn chậm sẽ giúp bạn nhai nát thực phẩm, cải thiện tiêu hóa. Khi khả năng tiêu hóa được cải thiện, bạn sẽ ít gặp phải các rắc rối về tiêu hóa.

Giảm cân

Khi bạn ăn nhanh, bạn sẽ ăn liên tục ngay cả khi đã no vì não không nhận biết được bạn đã no. Tuy nhiên, khi bạn ăn chậm, bạn có đủ thời gian để gửi tín hiệu tới não rằng bạn đã no và nên dừng lại. Bằng cách này, bạn có thể giảm cân nhờ ăn chậm.

BS Nhật Nguyệt

(Theo Boldsky)

6 thực phẩm bảo vệ não và phòng ngừa bệnh Alzheimer

Giờ đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, bao gồm những thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm đóng gói chứa chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn chặn suy giảm nhận thức.

Ngoài việc dự trữ trong tủ lạnh một số thực phẩm tăng cường cho não, Hiệp hội Alzheimer Hoa Kỳ khuyến nghị nên hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol, đường tinh chế, và muối trong chế độ ăn. Chất béo bão hòa và chất béo trans hiện là những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe não bộ.

Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer tăng gấp 3 lần ở những người mà chế độ ăn của họ có chất béo bão hòa nhiều nhất, và những người ăn chất béo trans làm nguy cơ của họ tăng gấp 5 lần. Trong khi có nhiều lựa chọn thực phẩm có thể gây tổn hại não, những thực phẩm dưới đây bạn có thể lựa chọn để tăng cường trí não giúp chống lại bệnh Alzheimer.

Các loại quả mọng

Ăn các loại quả mọng tốt cho não bộ.

Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa, đã được chứng minh là giúp tăng cường trí não và chống lại các gốc tự do có hại. Vì cơ thể con người không tự sản sinh chất chống ôxy hóa, chúng ta bắt buộc phải hấp thu chúng từ các nguồn thực phẩm và chế phẩm bổ sung.

Cá hồi

Cá hồi có chứa một số axit béo omega-3 với hàm lượng cao nhất. Cơ thể bạn không tự sản sinh các axit béo omega-3, vì vậy bổ sung chúng vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn tăng cường trí não. Theo Trung tâm Y tế của Đại học Maryland, axit béo omega-3 làm giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa thay đổi tâm trạng và trầm cảm.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi tuần nên ăn ít nhất 2 phần (100g) cá hồi, hoặc các nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời khác từ cá như cá bơn, cá ngừ, cá thu, cá mòi.

Dầu ôliu

Bổ sung dầu ôliu trong chế độ ăn giúp cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.

Trong năm 2015, nhóm nghiên cứu từ Trung tâm y tế Đại học Rush đã thiết kế một chế độ ăn để giảm 53% nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Chế độ ăn MIND bao gồm phần lớn các loại thực phẩm trong chế độ ăn Địa Trung Hải tốt cho tim cũng làm giảm nguy cơ bệnh Alzheimer ở những bệnh nhân cao tuổi.

Dầu ôliu là trọng tâm của chế độ ăn nhờ các polyphenol nổi trong chất dịch nhớt của nó. Các nghiên cứu cho thấy những chất chống ôxy hóa mạnh cải thiện khả nuawng học tập và trí nhớ ở chuột, và có thể đảo ngược tổn thương trong não.

Cải xoăn và rau bina

Ăn rau lá xanh có liên quan chặt chẽ với mức suy giảm nhận thức thấp hơn; cải xoăn và rau bina nằm trong số những loại rau chống lão hóa hiệu quả nhất trên thị trường. Chúng được đóng gói với folate và B6 - hai loại vitamin quan trọng để bảo vệ não. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã chứng minh cách bổ sung vitamin B có thể làm chậm teo các vùng não liên quan đến bệnh Alzheimer.

Cải xoăn cũng chứa 45 loại flavonoid khác nhau, trong đó có vitamin K và các đặc tính chống viêm và chống ôxy hóa khác. Thêm B12 vào hỗn hợp cùng với folate và B6. Tuy nhiên, con người rất khó hấp thu B12 qua thực phẩm, đó là lý do bổ sung dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được mức tối ưu khi thêm rau lá xanh vào một chế độ ăn.

Nhựa cây phong

Một nghiên cứu mới được công bố năm 2016 đã chỉ ra lợi ích của nhựa cây phong trong việc bảo vệ tế bào não không bị tổn thương. Nhựa cây phong có hơn 100 đặc tính chống viêm, có lợi cho sức khỏe, có thể ngăn chặn các tế bào não quấn lại và kết tụ với nhau - một hiện tượng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Củ cải

Những loại rau củ màu tím chứa nitrat, làm tăng lưu lượng máu đến não. Một chu kỳ máu được ôxy hóa ổn định sẽ cải thiện cách hoạt động của não. Có những vùng não bị thoái hóa theo tuổi, và các chuyên gia tin rằng đây là những phần liên quan tới hiện tượng mất trí nhớ và nhận thức kém. Nitrat làm giãn mạch máu và nuôi dưỡng não ở thùy trán - nơi thường phát hiện được bệnh sa sút trí tuệ trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI). Uống nước ép củ cải đường là một trong những cách thêm các loại rau củ vào chế độ ăn uống của bạn.

BS. Tuyết Mai

(Theo Medicaldaily)

3 lý do vì sao bạn nên thường xuyên ăn dứa

công dụng của dứa đối với sức khỏe

Dứa không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là lý do vì sao bạn nên thường xuyên bổ sung dứa vào chế độ ăn hàng ngày:

Giàu vitamin C

Một chén dứa cung cấp hơn 100% lượng vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch và hoạt động như một chất chống ôxy hóa bảo vệ tế bào khỏi lão hóa sớm và các bệnh như ung thư, bệnh tim. Vitamin C cũng có tác dụng đối với vòng eo của bạn. Nồng độ vitamin C quá thấp có liên quan với tăng vòng eo và lượng mỡ cơ thể.

Giúp da khỏe mạnh

Dứa rất giàu mangan. Một chén dứa chứa hơn 75% lượng mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan cùng với vitamin C rất cần thiết để thúc đẩy tạo collagen, ngăn ngừa chảy xệ da và các nếp nhăn. Mangan cũng hoạt động như một chất chống ôxy hóa bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do tia UV. Đây là một trong những loại quả rất tốt vào mùa hè.

Hỗ trợ tiêu hóa

Bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa protein, giảm chướng bụng, khó tiêu. Chất xơ trong dứa có tác dụng phòng ngừa táo bón.

BS P.Liên

(Theo MSN)

Những loại trái cây tốt cho tiêu hóa

Bổ sung trái cây chứa nhiều chất xơ trong chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm những rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là 5 loại trái cây các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng vì nó tốt hơn cho tiêu hóa của bạn.

Một quả lê cả vỏ chứa lượng chất xơ lớn, khoảng 6g. Lê giàu chất xơ nên tốt cho giảm cholesterol và cải thiện nhu động ruột, do vậy dẫn đến tiêu hóa tốt hơn.

Xoài

Được gọi là vua của các loại trái cây, loại quả này chứa rất nhiều chất xơ và đóng vai trò như một loại quả tiền sinh học. Nó làm tăng vi khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn. Xoài chứa chất xơ được lên men để sản sinh axit béo chuỗi ngắn (SCFA) có lợi cho chuyển hóa năng lượng.

Đu đủ

Đu đủ là loại quả nhiều chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng. Trong trường hợp táo bón, đu đủ có tác dụng tốt nhất. Đu đủ chứa enzym papain giúp tiêu hóa dễ dàng nhờ phân giải protein.

Quả mọng

Quả mọng chứa nhiều chất xơ. Chúng được coi là “nhà máy điện dinh dưỡng”. Các loại quả mọng còn chứa nhiều vitamin C và cũng có các đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại ung thư.

Chuối

Chuối chứa nhiều chất xơ hòa tan, rất tốt để giảm cholesterol và cải thiện tiêu hóa. Chuối chứa pectin là loại chất xơ rất đặc sắc.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

Bệnh tật từ thực phẩm “bẩn”

Thực phẩm không an toàn là gì?

Thực phẩm không an toàn (cộng đồng thường gọi là thực phẩm “bẩn”)là những thực phẩm có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối... Những tác nhân độc hại này khi xâm nhập vào cơ thể con người ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: Ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Về lâu dài có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, dẫn tới tử vong.

Thực phẩm không an toàn rất khó phát hiện bằng mắt thường. Những người có kinh nghiệm quan sát khi đi chợ có thể phân biệt phần nào tuy nhiên trong đa số trường hợp là không thể nhận biết được đâu là thực phẩm không an toàn và đâu là thực phẩm an toàn. Muốn biết chính xác thì cần phải nhờ vào việc kiểm tra qua một quá trình xét nghiệm kỹ lưỡng. Tùy theo nhiều yếu tố khác nhau mà quá trình này có thể dài hoặc ngắn.

Bệnh tật từ thực phẩm “bẩn”Rối loạn nhịp tim là một trong những hệ lụy của thực phẩm “bẩn”.

Tràn lan thị trường thực phẩm “bẩn”

Chưa bao giờ cụm từ “thực phẩm không an toàn” lại được đề cập nhiều như hiện nay. Hàng ngày, truyền thông liên tục đưa tin về thực phẩm này. Những thông tin về lợn tăng trọng có dư lượng salbutamol quá lớn, gà thải loại dư thừa kháng sinh, đậu phụ tẩy trắng và trộn bột thạch cao, hoa quả được thúc chín bằng thuốc kích thích, nước giải khát được pha chế bằng hóa chất, phát hiện các cơ sở sản xuất bánh kẹo sử dụng phẩm màu không rõ nguồn gốc... Việc sản xuất thực phẩm chế biến sẵn với các thành phần và tiêu chuẩn không như đăng ký với cơ quan quản lý không chỉ gây ra các bệnh cấp tính do ngộ độc thực phẩm mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra gần 120.000 cơ sở trong tháng 8 và 9/2017, có đến 22% vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. Sai phạm chủ yếu là về điều kiện vệ sinh cơ sở (chiếm 15-20%), 3-5% sai phạm về chất lượng sản phẩm... Các kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nhiều thực phẩm sử dụng hàn the, phẩm màu hoặc dùng chất phụ gia quá giới hạn cho phép. Nhiều mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh về tổng số bào tử nấm men - mốc, Coliforms, E.coli, vi khuẩn hiếu khí... Gần 3.000 loại sản phẩm đã bị tiêu hủy. Trong đó, Thanh Hóa hủy gần 500kg bánh xốp nguồn gốc Trung Quốc có chứa kim loại nặng vượt quá mức cho phép, 247kg bánh rán nguồn gốc Trung Quốc có độ ôi khét vượt ngưỡng, 70 kg kẹo gắn đồ chơi có phẩm màu kiềm không được phép sử dụng. Tỉnh này còn tiêu hủy hơn 25 tấn măng tươi và 160kg lưu huỳnh dùng để bảo quản măng...

Trước đó, các lực lượng chức năng đã thu giữ và xử lý hàng trăm tấn chất phụ gia, thực phẩm không rõ nguồn gốc có xuất xứ từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam tại các địa bàn Quảng Ninh, Hà Nội, Móng Cái...

Thực phẩm“bẩn”gây ra bệnh gì?

Nếu ăn phải thực phẩm “bẩn”, điều nguy hiểm hơn cả là các chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể gây ra các bệnh mạn tính, nguy hiểm. Cụ thể:

Nếu ngộ độc kim loại mạn tính gây suy gan, suy thận, thoái hóa hệ thần kinh trung ương, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, mất ngủ, lo âu, suy giảm trí nhớ, thậm chí suy tủy xương dẫn tới thiếu máu, giảm bạch cầu.

Bệnh tật từ thực phẩm “bẩn”Bệnh parkinson có thể mắc phải do ngộ độc kim loại mạn tính.

Thực phẩm có dư lượng kháng sinh hoặc thuốc kích thích tăng trọng của gia súc sẽ tích tụ dần trong cơ thể có thể gây ra các hiện tượng phù, ứ nước trong cơ thể và các bệnh như rối loạn nhịp tim, kích thích hệ thần kinh làm lo âu, mất ngủ, căng thẳng, sau đó có thể gây suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó, khi bị ngộ độc loại này, cơ thể dễ bị đề kháng với các loại kháng sinh nên khi cơ thể bị bệnh sẽ khó điều trị hơn.

Ngộ độc những chất vô cơ như formol, ure, hàn the... có thể gây ra tổn thương gan thận mạn tính cũng là nguy cơ gây ung thư và tổn thương tế bào não.

Chất độc trong thực phẩm bẩn bị ô nhiễm các phụ gia, chất bảo quản hóa học không được phép sử dụng cho người hoặc quá liều cho phép đều có thể gây tổn hại cho các tế bào trong cơ thể và ảnh hưởng đến thế hệ sau. Bởi tế bào sinh sản của hệ sinh dục là một trong các tế bào dễ bị tổn thương nhất. Nếu bị tổn thương sẽ gây ức chế hoạt động của buồng trứng và tinh hoàn, tạo ra nhiều trứng non không đủ trưởng thành vẫn rụng trứng hoặc tạo ra các tinh trùng dị dạng khó thụ thai và dẫn đến vô sinh.

BS. Lê Anh Tiến

Người bệnh tiểu đường có nên ăn dưa hấu?

Người bệnh tiểu đường có nên ăn dưa hấu?

Dưới đây là những lý do:

Một cốc dưa hấu chứa khoảng 14g carb. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên thận trọng khi hấp thu carb. Vì vậy, nếu bạn ăn dưa hấu bạn có thể cần giảm carb trong các bữa tiếp theo để duy trì độ ổn định của đường huyết. Để duy trì đường huyết trong tầm kiểm soát, bạn cần ăn 40-60g carb mỗi bữa trong ngày. Nếu hấp thu ít hơn hoặc nhiều hơn đều ảnh hưởng tới độ ổn định của đường huyết.

Chỉ số đường huyết của dưa hấu là 72 nên có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết của bạn. Nó có thể được tiêu hóa nhanh nên có thể gây ra những dao động trong mức đường huyết.

Nếu bạn muốn ăn dưa hấu, hãy ăn nó cùng với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để duy trì độ ổn định đường huyết.

Bạn có thể ăn dưa hấu sau khi lên kế hoạch duy trì bữa ăn một cách cẩn thận dựa trên hàm lượng calo và carbhydrat trong các thực phẩm khác.

Một cốc dưa hấu chứa gần 12g đường, 55 calo và 14g carb. Bạn có thể ăn dưa hấu cùng các thực phẩm khác có chỉ số đường huyết thấp. Ví dụ, bột yến mạch là lựa chọn tốt. Nó sẽ giúp duy trì ổn định đường huyết.

BS Thu Vân

(theo Univadis/Boldsky)

Quả cà tím

Cà tím là loại cây được trồng ở nhiều nơi, được sử dụng chế biến thành các món ăn ngon hoặc muối, ăn sống... Trong mùa hè, cà tím có tác dụng giải nhiệt tiêu nóng rất tốt.

Theo đông y, cà tím có vị ngọt, tính lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung, nên được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da, tai quả cà nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét... Cà tím còn tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Lấy rễ cà, cuống quả của cà sắc lấy nước uống còn chữa được đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lị ra máu. Hạt cà cũng có tác dụng lợi niệu.

Cà tím dài

Trong cà tím (cà dái dê) người ta còn thấy chứa hàm lượng vitamine PP khá cao (trong 1.000g cà tím chứa tới 72g vitamin P) nên có tác dụng tăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản, phòng ngừa xuất huyết.

Đặc biệt trong cà có chất nightshadesoda (chất kiềm long quì) có công hiệu chống ung thư trên thực nghiệm cho thấy có khả năng ức chế sự tăng sinh các tế bào trong khối u thuộc hệ thống tiêu hóa, nên còn được sử dụng trong điều trị phụ trợ cho các bệnh nhân bị ung thư hay u bướu. Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, cà tím có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vì trong nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra người ta còn thấy giống cà tím còn khả năng làm giảm thiểu cholesterol trong máu vì cà tím chứa nhiều nước và chất xơ. Mặt khác nó còn giúp không tăng cân nhờ nó chứa rất ít calo.

Cà tím chứa nhiều vitamin và muối khoáng sẽ giúp bạn không còn lo ngại mắc bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ.

Cà tím tròn

Sau đây là vài cách tiêu biểu nhất được sử dụng trong trị liệu từ cà tím:

Dùng cho người bị u cục sưng to ở bụng, sốt rét, sốt ác hàn nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Lấy cà từ 100g - 250g nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày.

Phòng chống ung thư: Quả cà tươi 100 - 250g thái thành miếng, thịt ba chỉ 150g thái miếng, rau tía tô, mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành tăm thái khúc, tỏi thái lát, mắm muối, mì chính... vừa đủ. Riêng tỏi cần thái lát để trong không khí chừng 15 phút để tinh tỏi kết hợp với không khí sẽ tạo ra một chất có tác dụng kháng ung thư. Bởi vậy sau khi nấu cà cùng thịt lợn nhừ rồi mới cho các gia vị mắm muối, cuối cùng cho hành, tỏi, mùi tàu, tía tô, mì chính đảo đều bắc ra ngay, không được để lâu sẽ mất tác dụng của tỏi và rau thơm.

Chữa lở loét ngoài da: Lấy quả cà tươi rửa sạch lau khô đem thái và giã nát đắp vào nơi loét lở băng lại. Tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm.

Cần lưu ý: Về cuối thu sang đông quả cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn, do vậy những người có thể chất hư hàn không nên ăn nhiều nhất là người đang bị tiêu lỏng.

BS. Hoàng Xuân Đại

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi ghép thận

Ăn uống

Sau khi ghép thận, cơ thể đòi hỏi nhiều protein hơn để phục hồi nhanh hơn và cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, những bệnh nhân trước đây từng chạy thận nhân tạo chỉ được hấp thu ít protein thì sau khi ghép thận được khuyến nghị tăng cường protein.

Tuy nhiên, việc bổ sung protein trong giai đoạn đầu ở mỗi người cũng khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp sau ghép thận, bệnh nhân dần hồi phục cảm giác thèm ăn, do vậy, không cần bất cứ chế phẩm bổ sung nào. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cảm thấy lượng protein hấp thu của mình chưa đủ thì có thể tiếp tục dùng các chế phẩm bổ sung sau cấy ghép nhưng chỉ sau khi đã tư vấn bác sĩ chuyên khoa thận.

Không giống như quan niệm sai lầm phổ biến trước đây là bệnh nhân ghép thận có thể ăn tất cả mọi thứ sau khi ghép thận, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt phụ thuộc vào sự hồi phục và sức khỏe toàn thân. Bệnh nhân có thể bắt đầu ăn bình thường sau 3-6 tháng ghép thận vì đây là thời gian trung bình cần để ức chế miễn dịch ổn định trở lại và có nguy cơ thấp.

Thực đơn cho người sau ghép thậnSau ghép thận, bệnh nhân cần bổ sung thêm lượng protein nhưng không nên ăn cùng các loại salad vì tránh ăn rau sống.

Ăn đồ đã nấu chín. Không ăn đồ sống, đồ biển (dễ nhiễm khuẩn E.colilegionella), nước chưa đun sôi, sữa tươi, rau quả đã dập nát. Không nên ăn các loại đồ nóng, đậu các loại. Kiêng rượu và các đồ uống có cồn khác.

Thực hiện chế độ ăn điều độ, ít muối, chất béo và đường. Cụ thể là: đạm 0,55-1g/kg; dầu cá: 3-6g (dầu cá tốt cho lọc cầu thận); muối: 2-3g; vitamin C: hơn 100mg (vitamin C giúp tránh lắng đọng oxalate ở thận ghép).

Sinh hoạt cá nhân

Theo dõi tình trạng sức khỏe chung và thận ghép, bao gồm theo dõi nước tiểu trong 24 giờ và tình trạng các bệnh kèm theo (tăng huyết áp, tiểu đường, bướu cổ, viêm gan…). Bệnh nhân tăng huyết áp phải có sổ tự theo dõi huyết áp.

Thường xuyên luyện tập sức khỏe để đề phòng rối loạn dị hóa đạm, yếu cơ, tăng mỡ trong máu, béo phì, loãng xương…

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Khi ra ngoài trời phải mang khẩu trang, đội nón. Dùng kem chống nắng khi đi biển hoặc khi phải ở ngoài trời nhiều giờ liên tục.

Tránh để mắc cảm cúm, tránh gần những người bị các bệnh truyền nhiễm; các loại gia súc, gia cầm.

Môi trường trong nhà cần sạch sẽ, thoáng mát. Không nuôi chim, súc vật nếu không thể kiểm soát lây nhiễm. Với môi trường bên ngoài, cần tránh khu vực ô uế, đám tang người có bệnh truyền nhiễm, nơi đông người (nhất là trong mùa có dịch bệnh hô hấp).

Những điều cần lưu ý

Bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Do loại thuốc này có độc tính cao.

Bệnh nhân không được tự ý:

- Ngừng uống thuốc vì tác dụng phụ hay vì cảm thấy đã khoẻ mạnh.

- Thay đổi liều lượng thuốc cũng như thời gian uống thuốc.

- Uống gấp đôi liều lượng thuốc khi lỡ quên một liều mà phải báo ngay cho bác sĩ của bạn.

- Uống thuốc mà không được chỉ dẫn hoặc ghi đơn của bác sĩ theo dõi sau ghép cho bạn kể cả các loại thuốc cảm cúm thông thường.

- Uống thuốc nếu có nghi ngờ rằng thuốc đó không giống với lần trước bệnh nhân đã mua.

BS. Trần Anh Ngọc

Cho con ăn gì để thông minh?

Thực sự không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gene thông minh đã sẵn có. Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn.

Bốn dưỡng chất quan trọng cho não

Chất đạm: đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, nội tiết tố, men và vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

Chất iod: khi thiếu iod thì không những lượng iod trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ, sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ và làm xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.

Chất sắt: trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và kết quả học tập.

Các acid béo không no chuỗi dài: thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipit chính của não. Trong thời gian có thai, người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi. Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 - 5 điểm.

Ngoài 4 chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen… cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ.

Nhiều nghiên cứu đã được công nhận kết quả cho thấy khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên hơn 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn tám điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai

Lúc mang bầu nên ăn nhiều cá

Muốn hỗ trợ cho trí thông minh của con, trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển não tốt: đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín. Người mẹ nên ăn nhiều cá, nhất là các loại cá biển có chứa nhiều acid béo chưa no, uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ôliu…) cũng cung cấp các tiền DHA và ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic… khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA.

Nhiều nghiên cứu đã được công nhận kết quả cho thấy khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên hơn 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn tám điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai.

Tiếp tục trong hai năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa mẹ sẽ cao, giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ. Ở thời kỳ ăn dặm (từ bảy tháng đến ba tuổi), trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp đủ đạm, sắt, iod… qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa; ăn muối, nước mắm có bổ sung iod; các acid béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín; uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iod, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.

Như vậy, muốn có đứa con khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai từ 1 - 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khỏe mạnh.

Ths.BS.Lê Thị Hải

8 tác dụng tuyệt vời ít được nói đến của cây mía đối với sức khỏe

Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của mía đối với sức khỏe mà chưa nhiều người biết tới.

1. Chữa vàng da

Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da – một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước mía có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan, vì thế mà nước mía có thể chữa bệnh vàng da.

2. Chữa lành các ổ nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế và chữa khỏi với một ly nước mía hàng ngày.

3. Tốt cho người bệnh sỏi thận

Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để tái hydrat hóa cơ thể, bạn có thể thử uống nước mía một cách thường xuyên. Nước mía cũng có một thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

tác dụng của mía với sức khỏe

Người tiểu đường vẫn có thể ăn, uống nước mía nhưng với một lượng vừa phải chưa không cần phải kiêng tuyệt đối. Ảnh: minh họa

4. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nước mía tốt cho bệnh nhân tiểu đường của cả 2 tuýp vì nước mía có chứa một chất làm ngọt tự nhiên. Vì vậy, nó không gây nguy hiểm hoặc làm tăng đường huyết. Người bệnh vẫn có thể ăn, uống nước mía nhưng với một lượng vừa phải chưa không cần phải kiêng tuyệt đối.

5. Giàu chất dinh dưỡng

Nước mía rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nước mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt các vitamin trong cơ thể do sốt cao.

6. Chữa các bệnh cúm và cảm lạnh

Nếu bạn nghĩ rằng uống nước mía sẽ làm trầm trọng thêm chứng đau họng của bạn thì quả là sai lầm bởi vì nước mía thực sự có thể giúp chữa lành các ổ viêm nên sẽ làm giảm bệnh viêm họng, cảm lạnh và cúm.

nước mía chữa cảm lạnh

Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế và chữa khỏi với một ly nước mía hàng ngày.

7. Ngăn ngừa ung thư

Do có chứa nhiều kiềm trong thành phần nên nước mía có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.

8. Giữ ẩm cơ thể

Hiện tượng cơ thể mất nước vẫn là một căn bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy để ngăn chặn điều này, bạn có thể dùng nước mía để nhiệt độ cơ thể được duy trì thấp hơn và làm ẩm cơ thể.

Mai Hương - Học viện Quân Y

(theo Ubuntu Maniac)

6 lý do nên uống vitamin E để dưỡng da làm đẹp và bổ sung như thế nào

Giúp chị em có làn da mịn màng

Đối với phụ nữ, vitamin E có một vai trò hết sức quan trọng không chỉ với sắc đẹp mà cả sức khỏe. Sự có mặt đầy đủ của vitamin E trong cơ thể giúp chị em có một làn da mịn màng, tươi trẻ, ít nếp nhăn. Thiếu vitamin E, da sẽ bị khô, nhăn nheo, tóc dễ bị gãy rụng. Chính vì vậy mà trong các sản phẩm mỹ phẩm dành cho da, tóc, vitamin E được các nhà sản xuất đưa vào như một yếu tố thu hút sự chú ý của chị em nhằm tăng doanh số bán hàng bởi, là phụ nữ, ai lại không muốn có một mái tóc óng mượt, làn da đẹp mịn màng, không lưu giữ dấu ấn của tuổi tác.

Đối với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, uống vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi. Nếu thiếu vitamin E trong thời kỳ mang thai có thể gây tử cung kém phát triển ở thai nữ, và teo tinh hoàn ở thai nam. Đặc biệt, nhờ tác dụng khử các gốc tự do trong cơ thể, vitamin E còn có thể làm giảm tỉ lệ sảy thai hoặc sinh non.

Vitamin E có khả năng chống lão hóa, đặc biệt là lão hóa da

Vitamin E có khả năng chống lão hóa, đặc biệt là lão hóa da

"Uống vitamin e có tác dụng gì, có nên uống vitamin e?" Với phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E có tác dụng làm giảm triệu chứng bốc hỏa và một số phiền toái khác như: rối loạn kinh nguyệt. Còn với các bé gái tuổi vị thành niên, vitamin E có thể làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.

Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin E?

Vitamin E có hai dạng: thiên nhiên và tổng hợp. Vitamin E thiên nhiên có nhiều nhất trong các loại dầu thực vật mà đứng đầu bảng phải kể đến dầu mầm lúa mì, kế đến là dầu hướng dương. Ngoài ra, vitamin E còn có nhiều trong các loại mầm như: giá đỗ, mầm thóc và xuất hiện với hàm lượng ít hơn trong các thực phẩm như: rau xanh, thịt, cá béo, trứng, sữa.

Chế độ ăn hàng ngày có đáp ứng đủ nhu cầu vitamin E của cơ thể?

Nhu cầu bổ sung vitamin E của người lớn vào khoảng 15mg mỗi ngày. Nếu bạn ăn uống bình thường với chế độ ăn có dầu thực vật, các loại rau xanh, việc đảm bảo đủ nhu cầu vitamin E là không mấy khó khăn. Với những trường hợp đặc biệt như: phụ nữ có thai, người bị bệnh ung thư, tim mạch, những người bị khô da mới cần tăng cường vitamin E.

Ăn thế nào để hấp thụ vitamin E tốt nhất?

Vitamin E thuộc nhóm vitamin tan trong dầu (mỡ), hấp thu vitamin E được tiến hành ở phần giữa của ruột non, liên hệ mật thiết với quá trình tiêu hóa mỡ và cần thiết phải có muối mật cùng men lipase của tuỵ được hấp thu cùng lúc với các chất béo, đến hệ tuần hoàn bằng đường bạch huyết. Cho nên, muốn hấp thu được vitamin E chế độ ăn phải có đủ dầu mỡ. Chúng ta đã biết trong giá đỗ có nhiều vitamin E, nhưng nếu chỉ ăn giá sống không thì khả năng hấp thu vitamin E sẽ rất kém, nhưng nếu trộn giá sống với dầu ăn (ăn dưới dạng salat trộn) thì vitamin E sẽ được hấp thu nhiều hơn, hơn nữa bản thân trong dầu ăn cũng là nguồn cung cấp vitamin E, hay ăn giá xào cũng được tuy nhiên qua nấu chín hàm lượng vitamin E mất khoảng 20%.

Với chế độ ăn có dầu thực vật, các loại rau xanh, việc đảm bảo đủ nhu cầu vitamin E là không mấy khó khăn

Với chế độ ăn có dầu thực vật, các loại rau xanh, việc đảm bảo đủ nhu cầu vitamin E là không mấy khó khăn

Có nên bổ sung vitamin E hàng ngày? Nếu dùng, cách uống vitamin e thế nào, cần lưu ý những gì?

Vitamin E rất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng (dùng liều cao, kéo dài) với mục đích duy trì tuổi trẻ, sắc đẹp, tác dụng chống oxy hóa sẽ bị triệt tiêu. Khi uống vitamin E đúng cách, nó sẽ họat động như một chất ủng hộ sự họat động của các gốc tự do trong cơ thể, gây tổn hại cho tế bào. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống vitamin E liều cao còn có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Nếu tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây tử vong.

Với phụ nữ, việc bổ sung viên uống vitamin E (viên tổng hợp) mỗi ngày sau 30 tuổi có thể được nhưng chỉ nên dùng trong 1 - 2 tháng, sau đó nghỉ một thời gian rồi mới dùng tiếp. Việc dùng vitamin E bổ sung cũng chỉ nên áp dụng với những người da khô, chế độ ăn nghèo vitamin E. Đặc biệt chỉ với những người bệnh như: đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gan, suy thận, ung thư, dị ứng, viêm mãn tính và bệnh tự miễn... thì mới cần bổ sung vitamin E hàng ngày, nhưng mỗi ngày cũng không quá 400 UI (đơn vị quốc tế), mà cũng chỉ nên dùng cách nhật 1 - 2 tháng, nghỉ 1 thời gian mới lại dùng tiếp. Còn đối với người khỏe mạnh bình thường thì cách sử dụng vitamin E để bổ sung tốt nhất vẫn là từ thực phẩm.

Có nên bôi vitamin E trực tiếp lên da?

Bôi vitamin E lên da có tác dụng ngăn ngừa tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, bôi vitamin E lên da chỉ áp dụng được với những người có làn da khô, da lão hóa. Với làn da nhờn, bôi vitamin E lên mặt có thể gây mụn.

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

10 phút ngồi thiền đúng cách có lợi cho sức khỏe10 phút ngồi thiền đúng cách có lợi cho sức khỏeViệt Nam sẽ cấp phép công nghệ 4G vào năm 2016Việt Nam sẽ cấp phép công nghệ 4G vào năm 2016Ðiều cần nhớ khi dùng meloxicam trị bệnh khớpÐiều cần nhớ khi dùng meloxicam trị bệnh khớp

Hại sức khỏe vì ăn khoai tây sai cách

1. Khoai tây chiên tăng huyết áp

Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp. Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ Brigham và Trường Y tế công cộng Harvard T.H. 8055

Không có gì ngạc nhiên với thông tin khoai tây chiên có hại cho sức khỏe của bạn, nhưng nghiên cứu không dừng lại ở đó, những thông tin nghiên cứu cho thấy tiêu thụ khoai tây còn liên quan với bệnh tăng huyết áp.

an-khoai-tay-khong-dung-cach-gay-hai-cho-suc-khoe

Bằng cách kiểm tra dữ liệu y tế từ khoảng 187.500 người tham gia trên ba nghiên cứu dài hạn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn bốn hoặc nhiều hơn khẩu phần khoai tây mỗi tuần có thể có nguy cơ cao hơn 11 % của tăng huyết áp so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn khoai tây. Con số này leo lên đến 17 % khi khoai tây được lựa chọn là khoai tây chiên kiểu Pháp.

2. Mầm khoai tây gây ngộ độc

Trong mầm khoai tây có chứa chất solanine, sau khi ăn mầm có thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, có cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở.

3. Khoai tây + trứng gà = béo phì

Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.

4. Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu

Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Boston Magazine)